Bằng cấp không quyết định sự thành công

Đến thăm học trò trong một ngày đầu xuân, giảng viên khoa Điện tử Viễn thông (ĐTVT) trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin không giấu được niềm tự hào, hãnh diện khi anh Chu Thiết Thực – Cựu sinh viên khóa 04 khoa ĐTVT giờ đây đã làm Giám đốc của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Viễn Thông Công nghệ Số. Mở đầu câu chuyện anh có chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và những thành tích đạt được trong những năm qua. Khi nghe những lời chia sẻ chân thành ấy, chúng tôi cảm thấy khâm phục một tấm gương trẻ tuổi nhưng giờ đã bắt đầu vững vàng trong công việc.

Thông qua buổi gặp gỡ, giảng viên khoa ĐTVT cũng muốn chia sẻ thông điệp cho sinh viên đang theo học tại khoa Điện tử Viễn thông nói riêng và các sinh viên đã, đang và sắp theo học tại trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM để các em có thêm niềm tin, nghị lực và sự vững vàng chinh phục con đường đã chọn.

Phóng viên Yến Thanh có bài phỏng vấn anh Chu Thiết Thực:

Thưa anh, để có được công việc như mong muốn thì trong thời gian học tập trên ghế nhà trường sinh viên cần phải học tập và trao dồi những kiến thức và kĩ năng gì?

Có nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường, mặc dù rất tự tin với những kiến thức họ đã được trang bị tuy nhiên họ vẫn bối rối với môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Có những sinh viên học rất tốt các môn nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Do vậy, khi đang có cơ hội học tập trên ghế nhà trường, sinh viên phải vận dụng tối đa khả năng của mình để đạt được kết quả tốt. Kỹ năng học tập là một trong những kỹ năng cần thiết cho mọi sinh viên trên giảng đường. Kỹ năng này sẽ giúp cho sinh viên có được kết quả tốt trong học tập cũng như quản lí thời gian của cá nhân. Vì thế, các bạn nên học và nắm chắc những nền tảng cơ bản về ngành học. VD: với ngành ĐTVT ngoài việc học để làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài…. Ngành này thường xuyên thay đổi, đòi hỏi sinh viên luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới. Nên cố gắng thực hành nhiều trên các máy móc thiết bị hiện đại để sau khi ra trường các bạn sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ với những công nghệ mới.

Điều không kém phần quan trọng là các bạn phải trang bị những kỹ năng mềm vì thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 25% là do trình độ chuyên môn, bằng cấp, hay chứng chỉ, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ được trang bị. Vì thế, những kỹ năng mềm là kỹ năng đặc biệt cần thiết mà sinh viên cần trang bị để phục vụ cho công việc của mình sau này. Hoặc với các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng đàm phán… sinh viên có thể rèn luyện thông qua các bài seminar tại lớp, các chủ đề nhóm mà giảng viên yêu cầu, cần chủ động xung phong để được thuyết trình thay vì ỷ lại vào các thành viên còn lại trong nhóm. Hầu như tất cả các kỹ năng này đều được trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin lồng vào các môn học để sinh viên có thể rèn luyện, vấn đề là các bạn sinh viên có ý thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm hay không và có chủ động trong việc nắm bắt, học hỏi và rèn luyện hay không?

Anh Chu Thiết Thực – Giám đốc công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Viễn Thông Công nghệ Số

Có người nhận định: “Bằng cấp càng cao thì sẽ càng dễ kiếm công việc với thu nhập cao. Theo anh, anh nghĩ như thế nào về nhận định này?

Có bằng cấp cao thì dễ xin được việc làm tốt, nhưng cái quyết định hiệu quả công việc lại là kiến thức. Nếu trả lời câu hỏi: “Bạn đi học vì bằng cấp hay kiến thức?” chắc hẳn không ít SV sẽ dễ dàng xác định mục tiêu hàng đầu của mình là kiến thức. Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng thực sự trong công việc. Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, xã hội chỉ dung nạp những con người giỏi thực sự và con người sẽ được trả công xứng đáng với những gì mình cống hiến. Không nhà đầu tư nào muốn bỏ ra một khối tiền để trả lương cho những người không có năng lực, hay trả lương theo bậc kỹ sư để con người đó làm những công việc của một công nhân. Vì vậy, năng lực làm việc thực sự của người lao động ngày càng được đề cao. Mà năng lực đó phải được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng là kiến thức mà bạn đã được học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn trong những hoạt động thực tế. Học để lấy kiến thức ngày càng là điều tất yếu đối với tất cả mọi người. Vì vậy, kiến thức sẽ là yếu tố quyết định cho công việc của bạn.

Theo kinh nghiệm của mình, anh có thể chia sẻ về cơ hội việc làm của ngành Điện tử Viễn thông? Anh có lời khuyên gì cho sinh viên sau khi ra trường?

Cùng với xu thế phát triển toàn cầu, Ngành điện tử viễn thông là một trong những ngành đang phát triển mạnh hiện nay, do vậy cơ hội việc làm cho ngành học này luôn rất lớn. Tuy nhiên tôi có lời khuyên cho những ai muốn thành công trong ngành này là sau khi ra trường các bạn nên đi làm việc học hỏi kinh nghiệm, nắm chắc các kỹ năng phải luôn năng động và chăm chỉ trong công việc. Xin chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Xin trân trọng cảm ơn anh!

Yến Thanh

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến