Công Nghệ Kỹ Thuật Máy Tính

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính, là ngành học kết hợp kiến thức chuyên môn của cả hai lĩnh vực phần cứng điện tử và thiết kế phần mềm. Ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính liên quan đến lĩnh vực thiết kế mạch số, vi xử lý, lập trình điều khiển thiết bị, vì vậy tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực phần cứng và ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính sẽ được trang bị 3 nhóm kiến thức chính:

    • Lập trình nhúng: viết phần mềm điều khiển thiết bị, lập trình hệ thống (driver, firmware); viết phần mềm ứng dụng trên thiết bị.
    • Thiết kế phần cứng hệ thống: thiết kế vi mạch số, mạch tích hợp trong các thiết bị điện tử.
    • Thiết kế, triển khai các hệ thống mạng: Xây dựng, tư vấn triển khai ứng dụng mạng; quản trị hệ thống mạng; tư vấn, hỗ trợ bảo mật hệ thống.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH CỦA ITC

2.1. Mục tiêu chung:

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Có kiến thức chuyên môn vững vàng để giải quyết các công việc cụ thể sau đây:  
  • Lắp đặt, quản trị một hệ thống máy tính:Lắp ráp, cài đặt, chẩn đoán, sửa chữa được một máy tính đơn; Thiết kế, lắp đặt được một hệ thống mạng máy tính; Cài đặt được các phần mềm của hệ thống mạng máy tính;
  • Thiết kế, phát triển các hệ thống điều khiển số kết nối máy tính:Thiết kế được các giao diện điều khiển trên máy tính bằng các ngôn ngữ lập trình; Thiết kế được các mạch điện tử giao tiếp máy tính;
  •  Phát triển các hệ thống nhúng cơ bản.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1/ Về kiến thức:

Kiến thức cơ sở ngành:

  • Trình bày được các nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động;
  • Sử dụng thành thạo máy tính cùng với ứng dụng internet trên máy tính;
  • Ứng dụng được các kiến thức về tin học văn phòng vào việc trình bày các văn bản, các bảng biểu báo cáo cũng như trình diễn được một vấn đề cụ thể;
  • Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành để thiết kế các mạch điện tử tương tự, mạch điện tử số, mạch vi điều khiển ...
  • Áp dụng được các kiến thức về lập trình (lập trình C, lập trình VB, lập trình vi điều khiển bằng hợp ngữ,...) vào việc thiết kế các chương trình điều khiển đơn giản các mạch điện tử số;
  • Phân biệt được các thành phần cơ bản trong cấu trúc của một máy tính cụ thể;
  • Liệt kê và phân biệt được các thành phần cơ bản của mạng internet, mạng nội bộ, các router, các giao thức định tuyến ...

Kiến thức chuyên ngành:

  •  Đọc được các bản vẽ mạch điện tử; Nhận diện chính xác và phân biệt được các linh kiện điện tử trên một bản vẽ cụ thể; Thực hiện được công việc mô phỏng các mạch số, mạch vi điều khiển bằng công cụ máy tính;
  • Ứng dụng được các kiến thức phần cứng vi điều khiển và các mạch điện tử số vào việc thiết kế các hệ thống điện tử thừa hành;
  • Vận dụng được các kiến thức lập trình vào việc thiết kế các giao diện điều khiển (trên máy tính) các hệ thống điện tử bên ngoài;
  • Phác họa được các giản đồ thuật toán vi điều khiển trong ứng dụng giao tiếp máy tính điều khiển các hệ thống điện tử bên ngoài;
  • Trình bày và ứng dụng được các nguyên tắc bảo mật vào việc bảo mật một hệ thống mạng máy tính cụ thể;
  • Phát triển được các hệ thống nhúng cơ bản dựa trên cơ sở kiến thức lập trình với các ngôn ngữ Verilog, VHDL…

2.2.2/ Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:

  • Vẽ được mạch mô phỏng và mạch in của các mạch điện tử cơ bản bằng các phần mềm thiết kế điện tử;
  • Vận hành các thiết bị đo để kiểm tra các linh kiện, nguồn cấp điện, các mạch công suất, ... của một máy tính cụ thể;
  • Thiết kế và lắp ráp được các mạch điện tử cụ thể;
  • Lắp ráp, cài đặt được một máy tính đơn lẻ cũng như một mạng máy tính cụ thể; - Chẩn đoán và sửa chữa được một máy tính đơn;
  • Cài đặt được các phần mềm cho một máy tính đơn lẻ cũng như cho một mạng máy tính.    

Kỹ năng mềm:

  • Sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng internet trên máy tính;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint để trình bày các báo cáo, các bảng biểu, các trình diễn,...cụ thể;
  • Sử dụng được một trong các phần mềm thiết kế điện tử như: Orcad, Eagle, Proteus,...
  • Anh văn giao tiếp đạt trình độ A2;
  • Dịch được các hướng dẫn sử dụng, các sơ đồ nguyên lý,... bằng tiếng Anh sang tiếng Việt;
  • Giải quyết công việc một cách độc lập;
  • Hợp tác làm việc nhóm hiệu quả;
  • Tổ chức, quản lý nơi làm việc một cách khoa học, hợp lý.

2.2.3/ Về thái độ:

  • Trung thực, cởi mở, thiện chí trong đạo đức chuyên môn;
  • Sẵn sàng phục vụ khách hàng;
  • Chấp nhận kỷ luật, tác phong công nghiệp trong lao động nghề nghiệp;
  • Thái độ hợp tác, tôn trọng nội qui và các qui định ở nơi làm việc;
  • Tinh thần chia sẻ, hợp tác làm việc nhóm;
  • Sẵn sàng học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng một cách liên tục.

3. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP:

  • Các nhà máy sản xuất máy tính;
  • Các công ty buôn bán, phân phối máy tính và các thiết bị máy tính;
  • Các bộ phận bảo hành, bảo trì máy tính, mạng máy tính;
  • Các bộ phận quản trị mạng máy tính;
  • Các dây chuyền sản xuất có ứng dụng điều khiển tự động bằng máy tính.

4. CÁC MÔN HỌC CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

 

STT

MÃ MH/MĐ/HP

TÊN MÔN HỌC/ MÔ ĐUN

I. Các môn đại cương

1

MH18300006

Giáo dục Chính trị

2

MH19300002

Pháp luật

3

MH22309004

Giáo dục thể chất

4

MH22309005

Giáo dục quốc phòng và an ninh 2

5

MH01308061

Tin học

6

MH20300006

Anh văn A1

7

MH20300007

Anh văn A2

8

MH20300008

Anh văn A3

II. Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1. Môn học, mô đun cơ sở

9

MH48300002

Kỹ năng mềm

10

MH02309038

Kỹ thuật lập trình cơ bản

11

MH02301065

TH Kỹ thuật lập trình cơ bản

12

MH02309009

Cấu trúc máy tính

13

MH02301009

TH Cấu trúc máy tính

14

MH02309010

Mạng cơ bản

15

MH02309003

Điện tử cơ bản

16

MH02301068

TH Điện tử cơ bản

17

MH02309006

Kỹ thuật số

18

MH02301069

TH Kỹ thuật số

19

MH02309039

Quản trị mạng

20

MH02301066

Thực tập Điện - Điện tử

21

MH02308064

Thiết kế mạch điện tử

22

MH02309002

Lý thuyết mạch

23

MH02301003

Thí nghiệm Lý thuyết mạch

24

MH02309005

An toàn điện

II.2. Môn học, mô đun chuyên môn

25

MH02309008

Vi Điều khiển

26

MH02301008

TH Vi điều khiển

27

MH02309043

Hệ  điều hành

28

MH02309040

Thiết kế mạch tích hợp

29

MH02309041

Thiết kế Web

30

MH02308067

Sữa chữa laptop

31

MH02303022

Đồ án môn học

32

MH02309042

Thiết kế số với Verilog

33

  MH02301054

TH Thiết kế số với Verilog

34

MH02309010

Xử lý tín hiệu số (DSP)

II.3. Môn học, mô đun tự chọn (chọn 4 tín chỉ)

35

MH02309044

Chuyên đề máy tính

36

MH02309045

Truyền số liệu

37

MH02309046

Vi điều khiển nâng cao

38

MH01300018

Đồ họa ứng dụng

39

MH02309047

Thiết kế chíp dùng HDL

40

MH02309048

Thiết kế giao diện điều khiển

II.4. Thực tập tốt nghiệp

41

MH02306070

Thực tập tốt nghiệp

II.5. Khóa luận tốt nghiệp hoặc  các học phần thay thế

42

MH02307071

Đồ án/ Khóa luận tốt nghiệp

II.5.2. Các học phần thay thế

43

MH02308068

Kỹ thuật phần cứng máy tính

44

MH02308069

Chuyên đề Kỹ thuật máy tính

ĐĂNG KÝ ONLINE TẠI ĐÂY 

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến