Học ngành Công nghệ Thông tin nên thực hành nhiều

Đó là chia sẻ của anh Hoàng Đức Thọ - Cựu SV khóa 02 Khoa CNTT trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM trong cuộc phỏng vấn  tìm hiểu về nghề nghiệp của SV khoa CNTT sau khi ra trường.

Anh có thể chia sẻ về khoảng thời gian từ khi ra trường đến nay?

Sau khi ra trường tôi làm việc tại Công ty Phần mềm Tầm Nhìn Việt (32 Bàu Cát 7, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM). Ở đây, tôi được làm đúng với chuyên ngành mình được đào tạo như phát triển phần mềm ứng dụng, thiết kế web… Nhờ có được nền tảng kiến thức vững chắc và sự giúp đỡ của anh chị em trong công ty tôi đã tiến bộ rất nhanh, sau một thời gian tôi đã được lên chức Trưởng phòng.

Tôi rất thích khám phá những điều mới mẻ, đón đầu những thử thách mới, nên vừa qua tôi đã chuyển đến ECEP làm việc. Đây là nhóm IT do thầy Nguyễn Đức Công Song thành lập. Công việc hàng ngày của tôi chủ yếu làm dự án Data Warehousing và hướng dẫn, đào tạo kỹ năng làm việc cho thành viên mới khi gia nhập vào nhóm ECEP.

Anh Hoàng Đức Thọ - Cựu sinh viên khóa 02 khoa CNTT Trường CĐ CNTT TP.HCM

Chương trình học tập tại Khoa CNTT đã giúp Anh như thế nào trong công việc hiện tại?

Học tại Khoa CNTT chúng tôi được học về lập trình, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hướng đối tượng, mạng máy tính, thiết kế Web căn bản. Ngoài ra, chúng tôi được trang bị kiến chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực CNTT như công nghệ lập trình: Dot Net, Java, Web, mã nguồn mở, lập trình trên điện thoại di động, Oracle, … có khả năng thiết kế, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin cũng như hệ thống mạng cục bộ cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, sử dụng thành thạo các hệ quản trị cơ sở dữ liệu …

Đối với ngành Công nghệ Thông tin thì kỹ năng thực hành là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do vậy, để biết nhiều thì phải thực hành nhiều trên máy tính. Hiểu được điều này nên Khoa cho SV chúng tôi có cơ hội thực hành rất nhiều. Thầy cô luôn bám sát SV trong lúc thực hành để giải đáp những thắc mắc ngay tại chỗ giúp SV nhớ rất lâu. Bên cạnh đó, lĩnh vực CNTT thay đổi như vũ bão, đòi hỏi người dạy và học phải không ngừng cập nhật và đổi mới. Khoa CNTT Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM thường xuyên đổi mới giáo trình giúp chúng tôi nắm bắt được xu hướng mới của ngành này.

Tôi rất thích những sân chơi cho SV như cuộc thi Olympic Tin học. Với những sinh viên như chúng tôi thì đây là sân chơi thể hiện khả năng tư duy, sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào thực hành. Đây cũng là sân chơi thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng của chúng tôi, thắt chặt tình bạn, sự giao lưu với SV trường khác. Tôi cũng rất vui khi đạt giải Ba cuộc thi Olympic Tin học Toàn quốc được tổ chức tại ĐH KHTN TP. HCM.

Anh có lời khuyên gì cho Sinh viên đã, đang và sẽ theo học ngành CNTT?

Có thể nói rằng, tốt nghiệp với những lời mời gọi hấp dẫn từ phía nhà tuyển dụng thật sự là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Vì vậy, trong thời gian học các bạn hãy phấn đấu và nỗ lực không ngừng để nâng tâm hiểu biết, trao dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân các bạn. 03 năm, đó là khoảng thời gian không dài nhưng nó quyết định tương lai sự nghiệp của các bạn. Ngoài việc học ở Trường các bạn nên đọc nhiều tài liệu chuyên ngành, tham gia các sân chơi và trao dồi kỹ năng tiếng Anh cho bản thân.

Trong thời gian học tập, nhà trường đã kết nối cho SV được học thực tế tại doanh nghiệp. Đại diện các doanh nghiệp đã hướng dẫn SV về cách làm việc, văn hóa doanh nghiệp… Chính thời gian này các bạn sẽ được lọt vào “tầm ngắm” của doanh nghiệp. Vì thế các bạn hãy cố gắng trong những khoảng thời gian học thực tế tại doanh nghiệp để nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho mình.

Tôi tin rằng, với chương trình đào tạo của khoa CNTT trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM sẽ là hành trang cho các bạn SV, đáp ứng được đúng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực đang thật sự khát nhân lực này.

Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng tăng cao do có sự bùng nổ về đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hiện tại các cơ quan chính phủ, khối doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của mình. Theo số liệu Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM ước tính đến năm 2015, cả nước cần hơn 330.000 lao động ở lĩnh vực này. Còn theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng và đến năm 2015, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT sẽ là 250.000 lao động.

Yến Thanh

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến