Hướng dẫn Kê khai tài sản thu nhập

Căn cứ vào Thông tư số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 31/10/2013 hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, Đảng ủy hướng dẫn đến các đồng chí như sau:

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không được sửa đổi Mẫu kê khai tài sản, thu nhập.

Các thông tin tại Mẫu kê khai tài sản, thu nhập được hướng dẫn ghi như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

  - Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa.

  - Năm sinh: Ghi năm sinh theo hồ sơ được quản lý tại cơ quan.

  - Chức vụ/chức danh công tác: Ghi chức vụ/chức danh tại thời điểm kê khai tài sản, thu nhập của Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập giữ nhiều chức vụ/chức danh thì ghi đầy đủ tất cả các chức vụ/chức danh theo đối tượng diện phải kê khai tài sản, thu nhập. Đối với chức vụ/chức danh công tác của vợ hoặc chồng thì ghi chức vụ, chức danh, nơi làm việc (nếu có) hoặc kinh doanh, lao động tự do.

  - Cơ quan/đơn vị công tác: Ghi tên cơ quan, đơn vị, nơi đang làm việc thường xuyên.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là Chủ tịch UBND tỉnh X, đồng thời Đại biểu Quốc hội thì ghi là UBND tỉnh X.

II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN

1. Nhà ở, công trình xây dựng:

a) Đối với nhà ở:

- Địa chỉ: Số nhà (nếu có), tòa nhà, khu nhà; khu phố (thôn, xóm, bản); xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố.

- Loại công trình: Nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ.

        - Cấp công trình[1]:

        + Nhà chung cư: ghi rõ cấp I nếu tòa nhà trên 25 tầng, cấp II nếu tòa nhà trên 9 tầng đến 24 tầng, cấp III nếu tòa nhà từ 4 tầng đến 8 tầng, cấp IV nếu tòa nhà trên 2 tầng đến 7 tầng.

        + Nhà ở riêng lẻ: Cấp III là nhà có trên 4 tầng; cấp IV nhà có từ 3 tầng trở xuống; Biệt thự.       

        - Diện tích: Tổng diện tích (m2) sàn của tất cả các tầng của tòa nhà riêng lẻ hoặc căn hộ, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum.

- Giá trị kê khai:

+ Đối với nhà mua là số tiền phải trả để có được quyền sở hữu tại thời điểm mua;

+ Đối với nhà tự xây dựng là tổng chi phí đã chi ra để hoàn thành xây dựng và phí, lệ phí (nếu có) tại thời điểm xây dựng;

Ví dụ: Năm 1990 bạn mua 01 ngôi nhà trị giá 200 triệu đồng, đến năm 2000 bạn sửa chữa, xây thêm chi phí là 100 triệu đồng, cuối năm 2013, bạn kê khai 01 ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng, mặc dù đến thời điểm kê khai ngôi nhà đó có thể được đánh giá là 10 tỷ đồng.

+ Đối với nhà được cho, tặng, thừa kế là giá trị ước tính giá trị thị trường tại thời điểm được cho, tặng, thừa kế và các khoản thuế, phí khác (nếu có).

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu: Ghi số, ngày tháng được cấp, cơ quan, đơn vị cấp, tên chủ sở hữu, trường hợp có nhiều người đồng sở hữu thì ghi cả tất cả tên người sở hữu đó.

- Các thông tin khác: Ghi các thông tin bổ sung liên quan như đang xây dựng, đang ở, chưa ở, nhà cho thuê, cho mượn, đang trong quá trình chuyển nhượng.

b) Đối với công trình khác (là công trình xây dựng không phải nhà ở)

        - Loại công trình: Công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp.

- Cấp công trình: Ghi tính năng của công trình (kiot, nhà kho ...).

          - Diện tích, giá trị, Giấy chứng nhận quyền sở hữu, các thông tin khác ghi như hướng dẫn đối với nhà ở.

2. Quyền sử dụng đất

 Người kê khai tự mô tả các loại đất do bản thân, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên có quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần[2].

a) Đất ở:

- Mảnh thứ nhất:

+ Địa chỉ: Khu phố (thôn, xóm, bản) xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố.

+ Diện tích: Ghi diện tích đất ghi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp; trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì ghi theo Hợp đồng mua, bán hoặc diện tích thực đang sử dụng, quản lý.

+ Giá trị: Ghi giá trị phải chi ra để được quyền sử dụng đất, gồm: Số tiền phải chi ra để mua, phí, lệ phí (nếu có) để được quyền sử dụng.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: Họ tên người được cấp quyền sử dụng đất, số Giấy chứng nhận, ngày tháng cấp, cơ quan, đơn vị cấp.

+ Thông tin khác: Ghi các thông tin trạng thái sử dụng như cho thuê, cho mượn, đang trong quá trình chuyển nhượng ...

- Mảnh thứ 2: (Mô tả như mảnh thứ nhất).

b) Các loại đất khác:

Kê khai các thông tin như đối với đất ở. Lưu ý ghi rõ mục đích sử dụng đất, loại đất cụ thể như đất nông nghiệp, lâm nghiệp v.v.

3. Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức của nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.

- Loại tài sản là: Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi

- Nguyên tắc kê khai là ghi bằng tiền Việt Nam, đối với ngoại tệ thì ghi nguyên tệ và quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm kê khai.

Ví dụ: Có 1.500 USD tương đương 31.200.000 đồng (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thông báo tại thời điểm hoàn thành bản kê khai, trường hợp tại ngày hoàn thành bản kê khai không thông báo thì lấy tỷ giá của ngày trước đó và gần nhất) và 20.000.000 đồng; khi kê khai ghi là: 51.200.000 đồng trong đó: 1.500 USD tương đương 31.200.000 đồng và 20.000.000 đồng.

- Các thông tin khác: Ghi rõ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức mà cho vay, gửi.

4. Ô tô, mô tô, xe máy, tàu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

- Loại tài sản là Ô tô, mô tô, xe máy, tàu bay, tàu thủy, thuyền, động sản khác.

        - Kê khai là ghi rõ số lượng, giá trị (số tiền phải trả) của từng loại ô tô, mô tô, xe máy, tàu, thuyền, động sản khác để có được quyền sở hữu, quyền sử dụng từ mức 50 triệu đồng trở lên; Nếu tổng giá trị một loại tài sản chưa đến 50 triệu đồng thì không phải kê khai.

Ví dụ 1: Nếu đến ngày 15 tháng 12 năm 2013, bạn có 2 xe máy mà tổng giá trị của 2 xe máy lúc mua 45 triệu đồng thì năm 2013 không phải kê khai; sang năm 2014, mua thêm 01 xe máy trị giá 15 triệu đồng, đến kỳ kê khai năm 2014 bạn phải kê khai 3 xe máy giá trị 60 triệu đồng.

- Các thông tin khác: Ghi rõ số biển kiểm soát, loại phương tiện v.v...

5. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên:

- Loại tài sản: kim loại quý (vàng, bạc...), đá quý, cổ phiếu, trái phiếu, cổ phần, các giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác, cây cảnh, đồ cổ các loại, tranh ảnh, bộ sưu tập, các thiết bị, vật dụng có giá trị khác.  

- Về số lượng ghi đơn vị đo lường phù hợp với từng loại tài sản. Ví dụ như: Vàng, bạc được tính bằng lượng, số cổ phiếu, cổ phần, cái, chiếc đối với thiết bị, vật dụng v...v...  

- Về giá trị là giá phải trả khi mua, giá ước tính khi được tặng, cho, biếu, thừa kế.

- Các thông tin khác: Mô tả những đặc trưng chủ yếu phù hợp với mỗi loại. Ví dụ như: Đồng hồ ghi tên hãng sản xuất, cây cảnh ghi loại cây, loại trái phiếu, tên công ty phát hành cổ phần v...v...

6. Tài sản ở nước ngoài

- Tài sản ở nước ngoài là tất cả loại tài sản nêu trên được lưu, cất giữ, quản lý... ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Kê khai về số lượng, giá trị, thông tin thực hiện như hướng dẫn trên và địa chỉ, tên quốc gia đang lưu, cất giữ, quản lý tài sản tương ứng.

7. Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- Các khoản nợ phải trả là các khoản đi vay, mượn, các khoản phải trả khác đối với tổ chức, cá nhân được quy ra tiền Việt Nam tại thời điểm kê khai mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- Thông tin khác là tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức cho vay, cho mượn, thụ hưởng khác..., thời điểm phát sinh.

Ví dụ: Năm 2009, Ông Nguyễn Văn A có vay của người bạn 10.000 USD tương đương 200.000.000 đồng; năm 2013 mua một chiếc xe ô tô giá trị 1.000 triệu đồng, đã trả 500 triệu đồng, còn nợ 500 triệu đồng.

Năm 2013, ông Nguyễn Văn A kê khai: Tổng số nợ là 700 triệu đồng và ghi rõ vay tiền mặt: 10.000 USD tương đương 200 triệu đồng; tiền phải trả mua ô tô giá trị 500 triệu đồng.

8. Tổng thu nhập trong năm

Tổng thu nhập trong năm là tổng số tính bằng tiền Việt Nam các khoản thu nhập từ lương, phụ cấp, thưởng, thù lao, các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư, chênh lệch mua bán tài sản và trị giá các khoản tài sản được cho, biếu, tặng ... trong năm kê khai, tính từ đầu năm tới thời điểm hoàn thành bản kê khai.

- Đối với người kê khai lần đầu thì kê khai thu nhập từ ngày 01/01 đến thời điểm hoàn thành bản kê khai.

- Đối với người kê khai liên tục thì thu nhập kê khai từ ngày hoàn thành bản kê khai lần trước cho tới thời điểm hoàn thành bản kê khai.

Ví dụ: Năm 2013, gia đình bạn có một số khoản thu sau: Tổng thu nhập từ các khoản lương, phụ cấp, thưởng, thù lao từ giảng dạy của vợ, chồng là 300 triệu đồng; Một người bạn của gia đình bạn tặng cho bạn 01 cây cảnh trị giá ước tính 30 triệu đồng; Bạn có một căn hộ cho thuê thu được 60 triệu đồng, tổng lợi tức các khoản góp vốn cổ phần là 500 triệu đồng; bán một lô đất thu được 2.000 triệu đồng (lô đất này trước đây bạn phải mua 1.500 triệu đồng); bán một xe ô-tô thu được 400 triệu (xe này trước đây bạn phải mua 700 triệu đồng).

Tổng thu nhập trong năm bạn kê khai là 1.090 triệu đồng gồm thu nhập từ lương và các khoản thù lao là 300 triệu đồng, được tặng 30 triệu, cho thuê nhà 60 triệu, thu nhập từ đầu tư 500 triệu, chênh lệch mua bán tài sản là 200 triệu đồng (2.000 tr.đ + 400 tr.đ – 1.500 tr.đ – 700 tr.đ).

III. GIẢI TRÌNH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP

Biến động tài sản, thu nhập kê khai là tăng hoặc giảm tài sản giữa thời điểm kê khai với thời điểm kê khai trước đó.

+ Nếu tài sản tăng thì ghi vào cột loại tài sản tên tài sản; ghi vào cột tăng/giảm dấu “+/-” trước giá trị tài sản tăng/giảm; giải thích nguyên nhân tăng vào cột nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng.

+ Nếu tài sản giảm thì vào cột loại tài sản tên tài sản giảm, ghi dấu “-” trước giá trị tài sản giảm vào cột tăng/giảm, ghi giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm”.

Ví dụ: Năm 2013, gia đình bạn có một số khoản thu sau: Tổng thu nhập từ các khoản lương, phụ cấp, thưởng, thù lao của vợ, chồng là 300 triệu đồng; Một người bạn của gia đình bạn tặng cho bạn 01 cây cảnh trị giá ước tính 30 triệu đồng; Bạn có một căn hộ cho thuê thu được 60 triệu đồng/năm, tổng lợi tức các khoản góp vốn cổ phần thu về là 500 triệu đồng; bán một lô đất ở tại khu Linh Đàm thu được 2.000 triệu đồng (lô đất này trước đây bạn phải mua 1.500 triệu đồng); bán một xe ô-tô Toyota Yaris thu được 400 triệu (xe này trước đây bạn phải mua 700 triệu đồng); mua mới 01 xe ô tô Toyota Camry trị giá 1.000 triệu đồng từ tiền bán ô tô và tiền tiết kiệm; gửi tiết kiệm 2.000 triệu đồng.

Tại bản III. GIẢI TRÌNH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP bạn ghi như sau:

 

Loại tài sản, thu nhập

Tăng/

giảm

Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập biến động

1. Nhà ở, công trình xây dựng:

a) Nhà ở:

b) Công trình xây dựng khác:

2. Quyền sử dụng đất:

a) Đất ở: Lô đất số 7, khu Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

b) Các loại đất khác:

3. Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài

- Tiền gửi tiết kiệm trong nước.

 

 

4. Tài sản khác ở nước ngoài.

 

5. Ô tô, mô tô, xe máy, tàu thuyền và những động sản khác mà nhà nước quản lý có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- Xe Toyota Yaris 400 triệu đồng.     

 

 

-     Xe Toyota Camry 1.000 triệu đồng.

 

 

6. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

7. Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (nếu có).

8. Tổng thu nhập trong năm

 

 

 

 

-  1.500 tr. đồng

 

 

 

+ 2.000 triệu đồng

 

 

 

 

 

-     700 tr. đồng

 

+ 1.000 tr. đồng

 

 

 

 

 

 

+ 1.090 triệu đồng.

 

 

 

 

Bán với giá 2.000 triệu đồng.

 

 

 

 

Tiền bán đất ở.

 

 

 

 

 

 

 

Bán xe.

 

 

Mua xe

 

 

 

 

 

 

 

Thu nhập từ lương, thưởng, phụ cấp, thù lao: 300 triệu. Chênh lệch bán đất: 500 triệu. Chênh lệch bán xe ô tô: - 300 triệu đồng. Lợi tức: 500 triệu đồng. Quà tặng: 30 triệu đồng. Cho thuê căn hộ: 60 triệu đồng.

IV. Những vấn đề khác

-  Người kê khai lưu ý phải ký vào từng trang của bản kê khai; ghi rõ họ tên đầy đủ, ngày tháng năm hoàn thành bản kê khai và ký tên ở trang cuối cùng của bản kê khai.

-  Người nhận bản kê khai là người của bộ phận tổ chức cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai. Khi tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ các nội dung phải kê khai, nếu đã đúng yêu cầu phải ký vào từng trang của bản kê khai và ghi rõ họ tên đầy đủ, ngày tháng năm hoàn thành bản kê khai và ký tên ở trang cuối cùng của bản kê khai.

 


[1] Thông tư 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Quốc gia phân loại phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

[2] Trường hợp bản thân, vợ hoặc chồng con chưa thành niên đang sử dụng (thuê, trông, coi giữ quản lý...) đất của người khác thì cũng phải kê khai như đất đã được mua, bán quyền sử dụng..

M_Ke+khai+thu+nhap

Huong+dan+mau+ban+ke+khai+thu+nhap

08.2013.TT.TTCP+ke+khai+tai+san+thu+nhap

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến