Kế hoạch xây dựng trường thân thiện, phòng chống bạo lực học đường

Thực hiện Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng mội trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nhằm: Nâng cao nhận thức của người học (HSSV), cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học; công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học, hướng đến hiện thực hóa môi trường CĐ CNTT TP.HCM trở thành nơi an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM xây dựng kế hoạch thực hiện với những nội dung cơ bản sau:

  1. Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai.
  2. Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong toàn trường; thiết lập hộp thư, kênh thông tin điện tử để tiếp nhận góp ý, xử lý kịp thời, triệt để các thông tin phản ánh của người học.
  3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh-sinh viên.
  4. Thực hiện nghiêm công tác y tế học đường, công tác quản lý HSSV, thiết lập Kênh thông tin HSSV, bố trí nhân lực tiếp nhận, tư vấn và xử lý khi có sự việc xảy ra
  5. Phối hợp với Công an địa phương, Hội Phụ huynh tổ chức tuyên truyền đến các đối tượng về những nội dung liên quan đến bạo lực học đường; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học.
  6. Lồng ghép trong các nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; vào các buổi sinh hoạt công dân, sinh hoạt chủ nhiệm…
  7. Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên, đội ngũ Ban cán sự Lớp trong xây dựng mạng lưới thông tin, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra nguy cơ bị bạo lực học đường (cả trong và ngoài trường). Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh -sinh viên vi phạm để có biện pháp giải quyết, giáo dục.
  8. Tăng cường công tác kiểm tra của các đơn vị Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm liên quan, đặc biệt nâng cao trách nhiệm của Giảng viên chủ nhiệm, các tổ chức thanh niên; phối hợp với phụ huynh quản lý chặt chẽ việc đi học chuyên cần của học sinh-sinh viên.

HSSV-CBNV-GV xem file đính kèm.KH_xaydungtruonghocantoanthanthien_PCbaoluchocduong

 

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến