NGÀNH KẾ TOÁN

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hay tư nhân nào. Điều đó có thể nói lên rằng kế toán được biết đến là một ngành có cơ hội việc làm vô cùng lớn. Chúng ta có thể làm một phép toán đơn giản như sau: hiện nay nước ta có gần 500.000 doanh nghiệp  lớn nhỏ đang hoạt động, chưa tính các cơ quan, tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực khác , và mỗi doanh nghiệp, tổ chức cần ít nhất từ 2-6 kế toán viên. Còn chưa tính đến số lượng doanh nghiệp sinh sôi nảy nở ngày càng nhanh trong thời kì kinh tế hội nhập ngày nay. Tính đến năm 2019 thì tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực kế toán sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm. Qua đó có thể thấy cơ hội việc làm của ngành kế toán là vô cùng đa dạng, và lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo kế toán viên trình độ cao đẳng theo định hướng thực hành. Sinh viên ra trường có kỹ năng thực hành về nghiệp vụ kế toán, có đạo đức nghề nghiệp; đủ khả năng giải quyết công việc về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị; đồng thời có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn để nâng cao trình độ trong tương lai.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức:

  • Vận dụng các kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, pháp luật trong công việc.
  • Sử dụng được các kiến thức chung về kinh tế, tài chính, tiền tệ để phục vụ cho công việc kế toán.
  • Vận dụng được pháp luật kế toán hiện hành để tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
  • Vận dụng các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của nghề kế toán trong việc xử lý công việc của kế toán.
  • Xử lý được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ quan, đơn vị.

- Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:

  • Thực hiện được các công việc của kế toán liên quan đến từng phần hành kế toán cụ thể.
  • Vận dụng, tổng hợp được các kiến thức chuyên ngành để tổ chức công tác kế toán tại cơ quan, đơn vị.
  • Tổng hợp số liệu kế toán.
  • Lập được báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo yêu cầu của Nhà nước cũng nhưcác báo cáo nội bộ theo yêu cầu của nhà quản trị các cấp.
  • Thiết kế và lập được các chứng từ theo yêu cầu của Bộ tài chính.
  • Sử dụng hiệu quả phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm chuyên dụng và phần mềm kế toán Misa; trên cơ sở đó có thể tìm hiểu sử dụng các phần mềm kế toán khác.
  • Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp.

Kỹ năng mềm:

Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo, tổng hợp, phân tích số liệu.

- Về thái độ:

  • Có tinh thần hợp tác, ý thức bảo mật thông tin, bản quyền.
  • Có đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành vi chuyên nghiệp.
  • Có tinh thần cầu tiến, thiện ý học hỏi

3. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

  • Với những công việc nêu trên, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có thể  thử sức mình, cũng như khẳng định năng lực của mình tại :
  • Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm trong nước cũng như ngoài nước.
  • Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện; các tổ chức …
  • Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán.
  • Có đủ năng lực làm việc trong điều kiện môi trường kinh tế hội nhập, tại các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, các định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng … 
  • Có thể dự tuyển đào tạo theo hình thức liên thông tại một số trường đại học để để lấy bằng đại học.

4. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN

- Số lượng môn học: 28

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 83 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 555 giờ

- Khối lượng các môn học chuyên môn: 1505 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 560 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1425 giờ

5. CÁC MÔN HỌC CỦA NGÀNH KẾ TOÁN

STT

MÃ MH/MĐ/HP

TÊN MÔN HỌC/ MÔ ĐUN

I. Các môn đại cương

1

MH18300006

Giáo dục Chính trị

2

MH19300002

Pháp luật

3

MH22309004

Giáo dục thể chất

4

MH22309005

Giáo dục quốc phòng và an ninh 2

5

MH01308061

Tin học

6

MH20300006

Anh văn A1

7

MH20300007

Anh văn A2

8

MH20300008

Anh văn A3

9

MH19300009

Xác suất thống kê

II. Các môn học chuyên môn

II.1/Môn học cơ sở

10

MH48300002

Kỹ năng mềm

11

MH03309001

Kinh tế vi mô

12

MH03309002

Quản trị học

13

MH04309001

Tài chính tiền tệ

14

MH05309031

Nguyên lý kế toán

15

MH03309013

Nguyên lý thống kê

16

MH04309001

Toán tài chính

17

MH03309005

Thuế

II.2/ Môn học chuyên môn

18

MH05309022

Kế toán tài chính 1

19

MH05309023

Kế toán tài chính 2

20

MH05309024

Sổ sách kế toán

21

MH05309025

Kế toán chi phí

22

MH05309026

Hệ thống thông tin kế toán

23

MH05309027

Phần mềm kế toán ảo

24

MH05309028

Khai báo thuế

II.3/ Thực tập tốt nghiệp

25

MH05306070

Thực tập tốt nghiệp

II.4.1/ Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế

26

MH04307071

Khóa luận tốt nghiệp

II.4.2/ Học phần thay thế

27

MH05309030

Kế toán hành chính sự nghiệp

 ĐĂNG KÝ ONLINE TẠI ĐÂY