Làm sao tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng 4.0?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thời đại 4.0 là kết nối, của hàng tỷ thứ

(GDVN) - Nếu từng người đứng riêng thì làm sao chúng ta thấy được hết ý nghĩa của kết nối, thấy được trách nhiệm của một công dân Việt Nam và của một công dân toàn cầu.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay trên Internet đâu đâu cũng nói “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” tuy nhiên, các bạn trẻ nên tự tìm hiểu lấy.

 

Phó Thủ tướng tiết lộ, ông đã triệu tập những bộ óc hàng đầu Việt Nam để hỏi một câu hỏi, rằng làm thế nào để khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong một từ, một cụm từ hay một câu, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cả về công nghệ, quản lý, khoa học xã hội ai cũng nói là quá khó.

 

Nói đến đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Khó không có nghĩa là không làm được”. Bởi lẽ để nắm bắt được cốt lõi của một cuộc cách mạng thì cần phải hiểu đúng về nó, từ đó mới xác định được mình sẽ làm gì.

 

Theo Phó Thủ tướng, trên thế giới hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng ấy liên quan mật thiết đến công nghệ thông tin.

"Có người nói rằng còn quá sớm để nói về cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn với “hơi nước”, cuộc cách mạng lần thứ hai là “điện”, lần thứ ba là “số hóa” thì đa phần những người tích cực cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc trưng là kết nối" - Phó Thủ tướng nói.


Phó Thủ tướng nói thêm: "Đó là việc kết nối 8 tỷ thiết bị, kết nối ở mọi tầng lớp, mọi giác độ, sự kết nối không chỉ ở một mái trường, một tỉnh, một đất nước mà là sự kết nối toàn cầu. Cuộc cách mạng ấy liên quan mật thiết đến công nghệ thông tin”.

 
Phó Thủ tướng khẳng định rằng, Việt Nam không hề lỡ nhịp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba - cuộc cách mạng về số hóa. Bởi vào những năm 90, khi các nước đang phát triển lưỡng lự có chọn công nghệ số cho ngành viễn thông, công nghệ thông tin hay không thì Việt Nam đã mạnh dạn bước vào công nghệ số. 

 

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng trở lại vấn đề rằng "nếu nói chúng ta đã tận dụng hết cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 chưa thì chắc là chưa. Đây cũng là điều mà những người làm trong ngành công nghệ thông tin thấy day dứt. Chúng ta đã có những đề án đầy tham vọng trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin. Nhưng, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam mới chỉ dừng ở vị trí 80-90 trên thế giới theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Công nghệ thông tin chỉ tăng trưởng hơn 10%/năm. Lực lượng làm công nghệ thông tin của chúng ta vừa thiếu vừa yếu, nhất là trong lĩnh vực giáo dục-lĩnh vực rất cần phải ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

 

Từ đó, Phó Thủ tướng cho rằng, trước khi chúng ta nghĩ rằng có thể tận dụng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì đầu tiên chúng ta phải tận dụng ngay những gì cách mạng công nghệ lần thứ 3 đem lại.

 

Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, Việt Nam muốn trở thành nước công nghiệp mới, muốn trở thành con rồng của châu Á thì trong 15 năm tới phải tăng trưởng kinh tế ít nhất trên 8%. Trong khi đó, trong mấy năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam vẫn phải vật lộn ở mức trên dưới 6%.


Làm sao tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng 4.0?

 

Theo Phó Thủ tướng, cuộc cách mạng 4.0 sẽ không tự nhiên mang cơ hội đến cho một dân tộc, quốc gia nếu họ không dấn thân vì nó.


"Làm sao chúng ta phát triển công nghệ thông tin phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi thế giới đã tắt mạng 2G rồi thì chúng ta mới bắt đầu khai trương 4G trong khi chất lượng mạng 3G tốc độ vẫn chưa ổn định?

Làm sao chúng ta nói về cách mạng công nghiệp 4.0 khi chính sách thuế, tài chính, doanh nghiệp vẫn chưa tạo điều kiện để phát triển một xã hội thông tin?

Làm sao chúng ta tận dụng được cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi các chính sách về dịch vụ công nghệ thông tin vẫn còn nhiều vướng mắc khiến những người trẻ sáng tạo phải đầu tư sang Singapore, Mỹ mà không đầu tư ở Việt Nam?

Làm sao tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi các kỹ sư công nghệ thông tin tốt nghiệp vào làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia, phải đào tạo lại cả 1 năm?

Làm sao chúng ta tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp nhưng bước ra thế giới thì không tự tin nói những thứ mình hiểu biết?
Và nếu từng trường vẫn đứng riêng, từng người vẫn đứng riêng thì làm sao chúng ta thấy được hết ước mơ, ý nghĩa của kết nối, thấy được trách nhiệm của một công dân Việt Nam và của một công dân toàn cầu?", Phó Thủ tướng băn khoăn. 

Cuối cùng, Phó Thủ tướng nói rằng, ông chỉ có một mong muốn nhỏ là các bạn sinh viên ý thức được rằng, đất nước sẽ không thể bước lên đài vinh quang nếu sinh viên không dám ước mơ để khơi dậy mọi sự sáng tạo, mọi giá trị riêng của mình.

"Để làm được điều này các bạn phải thật sự khát vọng cháy bỏng. Đất nước này không ai giúp chúng ta phát triển bằng chính chúng ta" - Phó Thủ tướng nói.


Kiên trì phương châm đào tạo Thực học, Thực nghiệp nên nhờ đó sinh viên ITC ra trường các khóa đều có việc làm phù hợp nhờ chất lượng đào tạo và những ngành nghề đào tạo đều là những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao.

Xây dựng chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp và đón đầu xu hướng nền công nghiệp 4.0 luôn được chú trọng. Đầu năm 2017, trường đã ký kết với FPT Software nhằm chuyển giao nguồn nhân lực IT sau khi hoàn thành chương trình Fsoft tại ITC.

Hình ảnh: lãnh đạo giữa ITC và FPT software trong buổi ký kết hợp tác đào tạo

- Website: tuyensinh.itc.edu.vn

- Facebook: www.facebook.com/itc.edu.vn

- Email: tuyensinh@itc.edu.vn 

- Hotline: 093 886 1080

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến