NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông là ngành sử dụng các công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị và phương tiện giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người được thuận lợi trong các điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông đưa tri thức của loài người đến toàn xã hội tạo sự tương tác và khăng khít không thể thiếu. Đây là ngành đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành này rất lớn tại Việt Nam.

2.NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG HỌC GÌ?

Đây là ngành đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và truyền thông. Sinh viên có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, qua đó có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn đang được ứng dụng rộng rãi trong các mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu…

3. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG TẠI ITC

3.1 Mục tiêu chung:

  •  Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp và sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  •  Có khả năng khai thác, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông và mạng truyền thông; đồng thời có khả năng tổ chức, quản lý một mạng thông tin, viễn thông nội bộ của một cộng đồng dân cư hay một cơ quan, doanh nghiệp;
  •  Có khả năng tham gia thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị điện tử, viễn thông;
  •  Có khả năng làm việc nhóm;
  •  Trên cơ sở kiến thức được trang bị, người học từng bước hoàn thiện khả năng tự bồi dưỡng hoặc tiếp tục học ở trình độ cao hơn.

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức:

  • Trình bày được các nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động;
  • Sử dụng các tính năng thông dụng của máy tính cùng với ứng dụng internet trên máy tính;
  • Ứng dụng được các kiến thức về tin học văn phòng vào việc trình bày các văn bản, các bảng biểu báo cáo cũng như trình diễn được một vấn đề cụ thể bằng powerpoint;
  • Áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành để thiết kế, phân tích các mạch điện tử tương tự, mạch điện tử số, mạch vi điều khiển;
  • Sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường điện tử thông dụng để đo kiểm các thông số linh kiện và mạch.

- Về kỹ năng:

  • Vận hành và khai thác được các hệ thống điện tử - viễn thông thông dụng như tổng đài PABX, mạng viễn thông nội bộ, mạng ngoại vi, đường dây truyền dẫn (cáp quang, cáp đồng trục ...), các thiết bị điều chế - giải điều chế (MODEM), các thiết bị thu phát vô tuyến ...
  • Phân tích được nguyên nhân các hư hỏng và sửa chữa được các hư hỏng phần cứng trong các hệ thống điện tử - viễn thông.

Kỹ năng cứng:

    • Vẽ được mạch mô phỏng và mạch in của các mạch điện tử cơ bản bằng một trong các phần mềm thiết kế điện tử như OrCad, MultiSim, Eagle, Proteus, ...
    • Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị đo lường điện tử tương tự và số;
    • Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng được một số thiết bị (phần cứng và phần mềm) và hệ thống điện tử - viễn thông số như tổng đài PABX, máy FAX, ADSL, mạng viễn thông nội bộ, tổng đài điện tử và mạng ngoại vi;
    • Thiết kế và thi công được các bộ điều chế - giải điều chế (MODEM), các thiết bị thu phát vô tuyến như micro không dây, máy phát FM, AM, ...

Kỹ năng mềm:

    •  Sử dụng được các tính năng thông dụng của máy tính và các ứng dụng internet trên máy tính;
    •  Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint để trình bày các báo cáo, các bảng biểu, các trình diễn, ... cụ thể;
    •  Sử dụng được một trong số các phần mềm thiết kế điện tử như: Orcad, MultiSim, Eagle, Proteus ...;
    •  Anh văn giao tiếp đạt trình độ A2;
    •  Dịch được các hướng dẫn sử dụng, các sơ đồ nguyên lý, ... bằng tiếng Anh sang tiếng Việt;
    •  Giải quyết công việc một cách độc lập;
    •  Hợp tác làm việc nhóm hiệu quả.

-  Về thái độ:

    • Trung thực, cởi mở, thiện chí trong đạo đức chuyên môn;
    • Sẵn sàng phục vụ khách hàng;
    • Chấp nhận kỷ luật, tác phong công nghiệp trong lao động nghề nghiệp;
    • Thái độ hợp tác, tôn trọng nội qui và các qui định ở nơi làm việc;
    • Tinh thần chia sẻ, hợp tác làm việc nhóm;
    • Sẵn sàng học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng một cách liên tục.

4. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

   Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật  điện tử, truyền thông và có thể làm việc ở:

  • Các công ty, tập đoàn viễn thông;
  • Các công ty buôn bán, phân phối thiết bị điện tử - viễn thông;
  • Các bộ phận bảo hành, bảo trì thiết bị điện tử - viễn thông;
  • Các bộ phận thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành hệ thống mạng viễn thông và dịch vụ internet;
  • Các đài phát thanh - truyền hình;
  • Các cơ quan nhà nước về thông tin - truyền thông.

5. CÁC MÔN HỌC CỦA   NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG

STT

MÃ MH/MĐ/HP

TÊN MÔN HỌC/ MÔ ĐUN

I. Các môn đại cương

1

MH18300006

Giáo dục Chính trị

2

MH19300002

Pháp luật

3

MH22309004

Giáo dục thể chất

4

MH22309005

Giáo dục quốc phòng và an ninh 2

5

MH01308061

Tin học

6

MH20300006

Anh văn A1

7

MH20300007

Anh văn A2

8

MH20300008

Anh văn A3

II. Các môn học chuyên môn

II.1/Môn học cơ sở

9

MH48300002

Kỹ năng mềm

10

MH02309002

Lý thuyết mạch

11

MH02301003

Thí nghiệm Lý thuyết mạch

12

MH02309003

Điện tử cơ bản

13

MH02301068

TH  Điện tử cơ bản

14

MH02309038

Kỹ thuật lập trình cơ bản

15

MH02301065

TH Kỹ thuật lập trình cơ bản

16

MH02309005

An toàn điện

17

MH02309006

Kỹ thuật số

18

MH02301069

TH  Kỹ thuật số

19

MH02309007

Đo lường & cảm biến

20

MH02301006

TH Đo lường & cảm biến

21

MH02308064

Thiết kế mạch điện tử

22

MH02309008

Vi điều khiển

23

MH02301008

TH Vi điều khiển

24

MH02309009

Cấu trúc máy tính

25

MH02301009

TH Cấu trúc máy tính

26

MH02301066

Thực tập Điện - Điện tử

27

MH02309010

Xử lý tín hiệu số (DSP)

II.2/ Môn học chuyên môn

28

MH02309011

Truyền dẫn số

29

MH02301015

TH Truyền dẫn số

30

MH02309012

Thông tin quang

31

MH02303022

Đồ án môn học

32

MH02308060

Mạng viễn thông

33

MH02308061

Thiết bị viễn thông đầu cuối

II.3/ Môn học tự chọn (chọn 6 tín chỉ)

34

MH02309013

Thông tin di động

35

MH02309014

Kỹ thuật chuyển mạch

36

MH02309015

Chuyên đề vô tuyến

37

MH02309016

Chuyên đề quang

38

MH02309017

Thông tin vệ tinh

39

MH02309018

Quản lý mạng viễn thông

40

MH02309019

Cơ sở kỹ thuật truyền thông vô tuyến

41

MH02309021

Mạng & dịch vụ Internet

II.4/ Thực tập tốt nghiệp

42

MH02306070

Thực tập tốt nghiệp

II.5/ Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế

II.5.1. Khóa luận tốt nghiệp

43

MH02307071

Khóa luận tốt nghiệp

II.5.2. Các học phần thay thế

44

MH02308062

Phát triển ứng dụng trên nền di động

45

MH02308063

Ănten và truyền sóng

         

ĐĂNG KÝ ONLINE TẠI ĐÂY  

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến