NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

(HỆ TRUNG CẤP – THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 1,5 NĂM)

1.GIỚI THIỆU CHUNG

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông. Sinh viên có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, qua đó có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn đang được ứng dụng rộng rãi trong các mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu…

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG TẠI ITC

2.1.Mục tiêu chung:

  • Trình bày được những nội dung cơ bản về lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, linh kiện điện tử, đo lường và thiết bị đo, điện tử số, vẽ kỹ thuật, tổ chức sản xuất và an toàn lao động.
  • Phân tích được phương pháp kiểm tra, đánh giá các dạng sai hỏng của các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính.
  • Trình bày được các phương pháp sửa chữa và lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính.
  • Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực điện tử dân dụng, điện tử viễn thông, điện tử tự động và hệ thống máy tính.
  • Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử.

2.2.Mục tiêu cụ thể:

  • Đọc được bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp và hướng dẫn kỹ thuật cho các bộ phận lắp ráp điện tử.
  • Sử dụng thiết bị để kiểm tra, phân tích kết quả, đánh giá hiệu suất và xác định sự cần thiết điều chỉnh quá trình làm việc của thiết bị.
  • Phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống sai, hỏng trong lĩnh vực điện tử, nắm vững các nguyên tắc thiết kế chế tạo và có khả năng tham gia một số công việc cùng với kỹ sư.
  • Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, hàn, thao tác trên linh kiện và thiết bị điện tử.
  • Lắp đặt, kiểm tra, vận hành các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, hệ thống máy tính.
  • Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử trên các dây chuyền sản xuất tự động.
  • Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

3. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP:

  • Nhân viên lắp ráp, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện tử,viễn thông: trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp.
  • Nhân viên kỹ thuật: trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử viễn thông.
  • Nhân viên tổ chức điều hành và quản lý: các quá trình sản xuất, dịch vụ sửa chữa, khai thác bảo trì hệ thống mạng nội bộ trong phân xưởng, nhà máy, cửa hàng dịch vụ…
  • Có khả năng tự kinh doanh dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi.

4. CÁC MÔN HỌC CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

STT

MÃ MH/MĐ/HP

TÊN MÔN HỌC/ MÔ ĐUN

I. Các môn chung/ đại cương

1

MH18400003

Giáo dục Chính trị

2

MH19400005

Pháp luật

3

MH22409003

Giáo dục thể chất

4

MH22409005

Giáo dục quốc phòng và an ninh 1B

5

MH01408050

Tin học

6

MH20300006

Anh văn A1

7

MH20300007

Anh văn A2

II. Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1. Môn học, mô đun cơ sở

8

MH48400001

Kỹ năng mềm

9

MH02408026

Điện tử cơ bản

10

MH02408037

Lý thuyết mạch

11

MH02408039

Kỹ thuật mạch điện-điện tử

12

MH02408040

Đo lường điện và thiết bị đo

13

MH02408041

Điện tử công suất

14

MH02408042

An toàn điện lao động

II.2 Môn học, Môdul chuyên môn ngành, nghề

15

MH02408043

Thiết kế mạch điện tử

16

MH02408044

Vi xử lý

17

MH02408060

Điện tử số

18

MH02408046

Kỹ thuật chuyển mạch

II.3 Môn học, Môdul tự chọn (Chọn 01 môn)

19

MH02408049

Thực tập điện –điện tử

20

MH02408050

Nguồn điện thông tin

III.1 Thực tập tốt nghiệp

21

MH30406070

Thực tập tốt nghiệp

III.2 Học phần thay thế

22

MH02408052

Thông tin di động

ĐĂNG KÝ ONLINE TẠI ĐÂY  

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến