CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA LAPTOP

 

Mã số mô đun: MĐ 03

Thời gian mô đun: 96 giờ;  (Lý thuyết: 10 giờ;   Thực hành: 84 giờ)

 

I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

  •  Mô đun này được giảng dạy sau mô đun Mainboard máy tính căn bản của chương trình sơ cấp nghề Sửa chữa Laptop (bao nghề)

- Tính chất:

  • Là môn học kết hợp lý thuyết với thực hành trong đó thực hành là chủ yếu.

II.MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:

  • Hiểu được nguyên lý hoạt động của các linh kiện, mạch điện trên mainboard laptop của các dòng máy tính xách tay IBM T20, T40, T43, Toshiba Portege 1601, 2540, Dell VOSTRO1400, Compaq Presario  CQ40, Sony Vaio PCG 9E1L, HP DV6000.
  • Biết cách suy luận, kiểm tra sửa chữa các Pan cơ bản và Pan đặc hiệu của laptop cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị ngoại vi của máy tính xách tay DELL 6410, Toshiba Portege 1601, 2540, Dell Latitude PPX, Compaq Presario R3000, CQ40, Sony Vaio PCG 9E1L, VGN S570P và các loại máy thông dụng khác hiện có trên thị trường : ACER, ASUS …
  • Biết cài đặt chế độ hoạt động cho máy đóng chip trong quá trình tháo và gắn chip cho từng loại mainboard.
  • Tháo ráp thành thạo được tất cả các dòng máy tính xách tay.
  • Đo kiểm tra và định “bệnh“ cho laptop.
  • Thay thế và sửa chữa màn hình laptop bị lỗi mất đèn màn hình do board cao áp, thay board cao áp.
  • Tháo, ráp các linh kiện trên mainboard laptop .
  • Kỹ thuật sử dụng bộ nguồn đa năng xem dòng dao động để sửa laptop.
  • Kiểm tra, thay thế các linh kiện hư hỏng trên mainboard laptop.
  • Kỹ thuật thay Chipset trên mainboard laptop.
  • Kỹ thuật nạp Bios.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ test mainboard.
  • Sửa chữa được các lỗi về âm thanh, card mạng Lan, card Wireless
  • Sửa được các Pan về chạm nguồn, lỗi nguồn trên mainboard Laptop.
  • Sửa được các lỗi không sạc Pin của mainboard Laptop.
  • Có kỹ năng sửa chữa được nhiều dòng máy tính khác nhau.

 

III.NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

 

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

  1.  

Bài 1: Phân tích sơ đồ khối của Laptop

10

2

08

 

  1.  

Bài 2: Tìm hiểu về cấu tạo – nguyên lý hoạt động của các linh kiện trên mainboard Laptop

10

2

08

 

  1.  

Bài 3: Phân tích nguyên lý mạch nguồn và các nguồn điện áp trong Laptop

10

2

08

 

  1.  

Bài 4: Các tín hiệu chính của mainboard Laptop

10

2

08

 

  1.  

Bài 5: Hoạt động của CPU – Bios

10

2

08

 

  1.  

Bài 6:  Hoạt động của RAM - Chip Video - Màn hình - Cao áp

10

2

08

 

  1.  

Bài 7: Phương pháp thay IC và thay Chipset

20

 

20

 

  1.  

Bài 8: Sửa chữa ngoại vi của Laptop

16

 

16

2

 

Cộng

96

12

82

2

 

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Phân tích sơ đồ khối của Laptop                                                      Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng phân tích sơ đồ khối của Laptop

1.1. Phân tích Sơ đồ khối của Laptop.

1.2. Nhiệm vụ của các thành phần (màn hình, board cao áp, bàn phím, chuột Touch pad, ổ CD ROM, LOA, RAM, CPU, CHIPSET) trên máy.

1.3. Phân tích toàn bộ quá trình khởi động của các loại máy Laptop.

1.4. Phân tích các hiện tượng khi máy bị hỏng các thiết bị ngoại vi (màn hình, board cao áp, bàn phím, chuột Touch pad, ổ CD ROM, LOA, RAM, CPU, CHIPSET).

1.5. Thực hành

1.5.1.Hướng dẫn tháo lắp máy Laptop.

1.5.1.1.Dụng cụ cần thiết để tháo máy và thay thế.

1.5.1.2.Nguyên tắc tháo một máy Laptop.

1.5.1.3.Các chú ý khi tháo máy và thay thế thiết bị.

1.5.1.4.Tháo lắp mẫu 4 dòng máy HP, DELL, ACER, COMPAQ

1.5.2.Xử lý  hiện tượng khi Laptop bị hỏng các thiết bị ngoại vi.

1.5.2.1.Hiện tượng máy bị hỏng màn hình.

1.5.2.2.Hiện tượng máy bị hỏng cao áp.

1.5.2.3.Hiện tượng máy bị hỏng bàn phím, chuột Touch pad.

1.5.2.4.Hiện tượng máy bị hỏng ổ cứng, ổ CD ROM.

1.5.2.5.Hiện tượng máy bị hỏng loa.

1.5.2.6.Hiện tượng máy bị hỏng RAM, hỏng CPU.

1.5.2.7.Hiện tượng máy bị hỏng Mainboard.

1.5.2.8.Tháo và thay thế các thành phần trên Laptop.

Bài 2: Tìm hiểu về cấu tạo – nguyên lý hoạt động của các linh kiện trên mainboard Laptop Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng phân tích hoạt động của các linh kiện trên mainboard Laptop.

2.1. Mosfet.

2.1.1.Cấu tạo, ký hiệu, hình dáng.

2.1.2.Đặc điểm và cách đo chất lượng Mosfet, đo đèn trực tiếp trên Mainboard.

2.1.3.Cách xác định Mosfet trên vỉ máy.

2.1.4.Cách phân biệt Mosfet đơn, Mosfet kép, Mosfet thuận, Mosfet ngược.

2.2. IC khuếch đại thuật toán Opamp.

2.2.1.Cấu tạo, ký hiệu, hình dáng.

2.2.2.Nguyên lý hoạt động.

2.2.3.Các mạch ứng dụng trên Laptop.

2.3. Các mạch công tắc, mạch điện tử số.

2.3.1.Phân tích nguyên lý hoạt động của các mạch công tắc.

2.3.2.Phân tích các mạch điện tử số.

2.4. Phương pháp đọc sơ đồ nguyên lý.

2.4.1.Đặc điểm của sơ đồ nguyên lý.

2.4.2.Cách dò mạch điện trên sơ đồ.

2.4.3.Cách tra phụ tải của các đường điện áp.

2.5. Thực hành

2.5.1.Nhận biết và đo kiểm các linh kiện (Điện trở, tụ điện, cuộn dây, diode, transistor, mosfet, IC khuếch đại thuật toán, mạch công tắc, mạch số, IC SIO, IC mạng LAN) trên Mainboard Laptop

2.5.2.Khảo sát, nhận dạng các khối xử lý trong  Laptop

2.5.3.Truy mạch theo sơ đồ nguyên lý (Schematics).

Bài 3: Phân tích nguyên lý mạch nguồn và các nguồn điện áp trong Laptop  Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng phân tích nguyên lý mạch nguồn và các nguồn điện áp trong Laptop.

3.1. Các mức điện áp thường gặp trên Laptop và tải tiêu thụ.

3.2. Phân biệt tên gọi của các điện áp trên các dòng máy khác nhau.

3.3. Phân nhóm điện áp và quy ước về tên gọi.

3.3.1.Nguồn đầu vào.

3.3.2.Nguồn chờ.

3.3.3.Nguồn cấp trước.

3.3.4.Nguồn thứ cấp.

3.3.5.Nguồn VCORE.

3.4. Sơ đồ tổng quát khối nguồn (Bao gồm SIO, mạch đầu vào DCin, mạch đầu vào V.BAT, các nguồn xung tổng quát, các điện áp ra, các lệnh điều khiển, tín hiệu P.Good).

3.5. Đặc điểm của các nguồn điện áp trong Laptop.

3.6. Phân tích quá trình hoạt động mở nguồn.

3.7. Tổng quát về nguồn xung trong máy Laptop

3.7.1.Sơ đồ tổng quát của nguồn xung.

3.7.2.Chức năng của nguồn xung.

3.7.3.Nguyên lý hoạt động của nguồn xung.

3.8. Các loại nguồn xung trong Laptop

3.8.1.Nguồn xung tạo điện áp cấp trước.

3.8.2.Nguồn xung tạo điện áp thứ cấp.

3.8.3.Nguồn xung tạo điện áp VCORE.

3.9. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng nguồn đa năng.

3.9.1.Các điện áp, đồng hồ, nút chỉnh trên nguồn đa năng.

3.9.2.Tác dụng của nguồn đa năng, cách sử dụng nguồn đa năng để kiểm tra máy.

3.10.Phương pháp sử dụng nguồn đa năng, card test để kiểm tra phát hiện các hư hỏng.

3.10.1.Dòng điện tiêu thụ của máy trên một số dòng máy. (VD: IBM T42, HP 520...)

3.10.2.Phương pháp lấy mẫu dòng tiêu thụ của Laptop.

3.10.3.Phương pháp chẩn đoán các hư hỏng sau đây thông qua dòng tiêu thụ của máy.

3.10.3.1.Máy có nguồn thứ cấp, không có nguồn VCORE.

3.10.3.2.Máy có đầy đủ nguồn nhưng mất xung Clock.

3.10.3.3.Hiện tượng máy bị lỗi Bios.

3.10.3.4.Hiện tượng máy không nhận RAM.

3.10.3.5.Hiện tượng máy không nhận Chip Video.

3.10.3.6.Hiện tượng máy bị mất các tín hiệu Reset hệ thống, tín hiệu CPU_RST

3.11.Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển Sạc Pin

3.12.Thực hành

3.12.1.Xác định vị trí, đo các nguồn điện trên các dòng máy  IBM, DELL, SONY, COMPAQ,ACER,ASUS.

3.12.1.1.Đo nguồn đầu vào. (Vin).

3.12.1.2.Đo nguồn chờ (All Always On).

3.12.1.3.Đo nguồn cấp trước 5V, 3V.

3.12.1.4.Đo các nguồn thứ cấp (5V, 3V,  1.8V, 1.5V,  1.05V).

3.12.1.5.Đo nguồn VCORE.

3.12.2.Đo đường Vcc, VDD cấp cho một IC.

3.12.3.Truy mạch đầu nguồn, mạch bảo vệ, mạch lọc LC, RC, trở kháng tĩnh và trở kháng động của IC.

3.12.4.Chỉnh bộ nguồn đa năng khi sửa máy Laptop.

3.12.5.Xem dòng điện trên bộ nguồn đa năng của các loại Laptop.

3.12.5.1.Dòng khởi động.

3.12.5.2.Dòng khi bị chạm mất nguồn cấp trước.

3.12.5.3.Dòng khi bị chạm mất nguồn thứ cấp.

3.12.5.4.Dòng khi bị chạm mất nguồn Vcore.

3.12.6.Sửa máy Laptop không lên nguồn.

3.12.6.1.Máy mất nguồn đầu vào, đường Vin bị chập.

3.12.6.2.Máy mất nguồn đầu vào, đường Vin không bị chập.

3.12.6.3.Máy có nguồn Vin nhưng mất nguồn chờ Allways_on.

3.12.6.4.Nguồn chờ ra thấp, IC nguồn nóng.

3.12.6.5.Máy có nguồn chờ nhưng mất nguồn 5V, 3V cấp trước.

3.12.6.6.Máy có nguồn cấp trước nhưng bấm công tắc không lên đèn báo.

3.12.6.7.Máy khi bấm công tắc đèn báo nguồn chớp tắt.

3.12.6.8.Khi bấm công tắc, máy lên đèn báo được 2 đến 3 giây rồi tắt.

Bài 4: Các tín hiệu chính của mainboard Laptop                                              Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng nhận biết các tín hiệu chính của mainboard Laptop.

4.1. Mạch tạo xung Clock.

4.1.1.Chức năng của xung Clock.

4.1.2.Sơ đồ khởi động của máy và xung Clock.

4.1.3.Vẽ sơ đồ mạch tạo xung Clock.

4.1.4.Nguyên lý hoạt động của mạch.

4.1.5.Điều kiện để mạch hoạt động được.

4.1.6.Biểu hiện khi mạch Clock Gen không hoạt động.

4.2. Tín hiệu Reset hệ thống.

4.2.1.Khái niệm về tín hiệu Reset và Reset hệ thống.

4.2.2.Dạng sóng của tín hiệu Reset.

4.2.3.Mạch tạo ra tín hiệu Reset hệ thống.

4.2.4.Điều kiện để có tín hiệu Reset hệ thống.

4.2.5.Biểu hiện khi máy bị mất tín hiệu Reset hệ thống.

4.3. Tín hiệu CPU_RST#.

4.3.1.Mạch tạo ra tín hiệu CPU_RST#.

4.3.2.Điều kiện để có tín hiệu CPU_RST#.

4.3.3.Biểu hiện khi máy bị mất tín hiệu CPU_RST#.

4.4. Thực hành

4.4.1.Sửa chữa máy có hiện tượng: có đèn báo nguồn, nhưng không lên hình.

4.4.1.1.Dòng tăng đến gần ngưỡng lỗi RAM rồi lại tụt xuống một chút.

4.4.1.2.Dòng tăng đến ngưỡng lỗi RAM, tháo RAM ra thì chỉ giảm đi khoảng 0,1A.

4.4.1.3.Dòng điện tăng gần đến ngưỡng lên hình và dừng lại hoặc tụt xuống một chút nhưng không ra hình, không có ánh sáng, không vào Windows.

4.4.2.Sửa chữa máy có hiện tượng: có đèn báo nguồn, nhưng không lên hình.

4.4.2.1.Máy có đèn báo nguồn, nhưng mất nguồn VCORE cấp cho CPU.

4.4.2.2.Máy có đầy đủ nguồn thứ cấp, nguồn VCORE nhưng CPU không nóng, dòng dừng ở mức thấp

4.4.2.3.Dòng điện của máy tăng nhanh khi bật nguồn, không lên hình, CPU rất nóng.

Bài 5: Hoạt động của CPU – Bios                                                                         Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng phân tích hoạt động của CPU – Bios. Nạp ROM Bios

5.1. Vẽ sơ đồ nguyên lý.

5.2. Điều kiện để CPU hoạt động được.

5.3. Nguyên lý hoạt động từ khi có tín hiệu Reset hệ thống đến khi lên hình

5.4. Dòng tiêu thụ của máy khi các bộ phận hoạt động.

5.5. Hiện tượng lỗi Bios khởi động

5.6. Hướng dẫn nạp Bios

5.6.1.Cài đặt và sử dụng máy nạp ROM Bios

5.6.2.Hướng dẫn nạp lại Bios cho một máy Laptop bất kỳ.

5.7. Thực hành: Nạp ROM Bios

Bài 6: Hoạt động của RAM - Chip Video - Màn hình - Cao áp                     Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng phân tích hoạt động của RAM - Chip Video - Màn hình - Cao áp

6.1. Bộ nhớ RAM trên Laptop.

6.1.1.Chức năng của RAM

6.1.2.Biểu hiện của máy khi không nhận RAM, lỗi RAM

6.1.3.Các điện áp cấp cho RAM

6.2. Hoạt động của Chip video và Màn hình, Cao áp.

6.2.1.Vẽ sơ đồ khối

6.2.2.Phân tích nguyên lý hoạt động của Chip video & Màn hình

6.2.3.Giải thích các tín hiệu của cáp màn hình, cách tra cứu chân Connect

6.2.4.Chức năng của các mạch trên đèn hình LCD.

6.2.5.Phân tích nguyên lý hoạt động của cao áp, phương pháp thay và độ cao áp

6.3. Thực hành

6.3.1.Nhận dạng sơ đồ chân của SD RAM, DD RAM, DD2 RAM, DD3 RAM.

6.3.2.Kiểm tra và thay thế Memory.

6.3.3.Hướng dẫn kiểm tra, sửa chữa màn hình, board cao áp.

6.3.3.1.Các hiện tượng hỏng màn hình hoặc nghi ngờ hỏng màn hình.

6.3.3.2.Các chuẩn màn hình, phương pháp chọn mua màn hình để thay thế.

6.3.3.3.Cách thay thế và cân chỉnh màn hình đúng model.

6.3.3.4.Cách thay thế màn hình trong trường hợp không có màn hình đúng model.

6.3.3.5.Hiện tượng đứt cáp màn hình, cách thay cáp màn hình.

6.3.3.6.Phương pháp kết nối cáp khi không có cáp mới thay thế.

6.3.3.7.Hiện tượng khi máy hỏng cao áp, cách kiểm tra cao áp, cách kiểm tra bóng cao áp.

6.3.3.8.Cách thay thế cao áp zin, cao áp đa năng.

Bài 7: Phương pháp thay thế IC và Chipset                                                       Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng thay thế IC và Chipset

7.1. Hướng dẫn làm lại chân Chipset và thay thế Chipset.

7.2. Hướng dẫn thay thế SIO, IC dao động, các IC chân rết, hàn lại chân RAM

7.3. Thực hành:

7.3.1.Hướng dẫn hàn và thay thế các CHIPSET, IC chân rết, hàn lại chân RAM.

7.3.2.Hướng dẫn sử dụng máy hàn khò để thay thế linh kiện.

7.3.3.Hướng dẫn sử dụng mỏ hàn lưỡi dao để hàn và thay linh kiện.

7.3.4.Hướng dẫn thay thế các IC chân rết trên Mainboard máy Laptop.

Bài 8: Sửa chữa ngoại vi của Laptop                                                                   Thời gian: 16 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng sửa chữa hư hỏng của ngoại vi Laptop

8.1. Khối âm thanh.

8.1.1.Phân tích sơ đồ nguyên lý của khối âm thanh.

8.1.2.Nguyên lý hoạt động của chip Sound

8.1.3.Nguyên lý hoạt động của IC khuếch đại công suất Audio

8.2. Khối  card Net, card Wireless.

8.2.1.Phân tích sơ đồ nguyên lý của khối card Net, card Wireless.

8.2.2.Nguyên lý hoạt động của chip mạng LAN

8.3. Khối Phím, chuột touch pad, chuột ps/2, usb, quạt CPU.

8.3.1.Phân tích sơ đồ nguyên lý của khối SIO.

8.3.2.Nguyên lý hoạt động của chip SIO.

8.4. Thực hành: Nhận dạng các khối giao tiếp với board mạch chủ IBM T20, T40, T43, Toshiba Portege 1601, 2540, Dell Latitude PPX, Compaq Presario R3000, CQ40, Sony Vaio PCG 9E1L, VGN S570P

8.4.1.Máy không nhận Card Sound, không cài được Drive cho Card Sound

8.4.2.Máy có nhận Card Sound nhưng không có tiếng ra loa, không có tiếng ở tai nghe.

8.4.3.Máy có tiếng ở tai nghe nhưng không có tiếng ở loa.

8.4.4.Tiếng nhỏ, tiếng bị rè, tiếng nghẹt mũi.

8.4.5.Máy bị không nhận được cáp mạng.

8.4.6.Máy không mở được wifi.

8.4.7.Pan không nhận bàn phím.

8.4.8.Pan chạm phím

8.4.9.Pan chuột không nhận, nhận chập chờn.

8.4.10.Hiện tượng khi hỏng bàn phím, cách thay bàn phím hoặc khắc phục khi không có bàn phím mới

8.4.11.Quạt CPU không quay.

8.4.12.Quạt CPU quay nhưng có tiếng kêu.

IV.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1.Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng

  • Học viên được học lý thuyết và thực hành tại phòng thực hành

2.Trang thiết bị máy móc

  • Máy chiếu đa phương tiện.

3.Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

  • Mỏ hàn, đồng hồ VOM.

4.Khác

  • Phiếu hướng dẫn thực hiện.
  • Tài liệu học tập.

V.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1.Nội dung

  •  
  • Khảo sát nguyên lý hoạt động.
  • Phân tích các hư hỏng.
  • Sửa chữa thay thế các linh kiện hư hỏng.

2.Phương pháp

  •  
  • Lý thuyết: thi trắc nghiệm.
  • Thực hành: sửa chữa hư hỏng theo yêu cầu.

V.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1.Phạm vi áp dụng môn học:

    • Chương trình này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề.

2.Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

  • Cần lưu ý một số điểm chính sau:
    • Vật liệu, dụng cụ và trang thiết bị phải được chuẩn bị trước khi giảng dạy.
    • Thực hiện giảng dạy tốt nhất ở nơi thực tập hoặc xưởng thực hành.
    •  Học sinh cần được chia thành các nhóm nhỏ từ 1 đến 4 học sinh, để thực hiện nội dung thực hành.
    • Hệ thống nguồn điện cần được kiểm tra trước khi cho học sinh thực hành.

3.Những trọng tâm mô đun cần chú ý:

    • Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản của các loại mạch trên sơ đồ mạch và trong thực tế, nhất là các dạng mạch gần giống nhau.
    •  Cần chú ý phạm vi ứng dụng của các dạng mạch tránh nhầm lẫn khi học sinh thực tập trong điều kiện cùng một lúc có nhiều dạng mạch.
    • Cần chú ý các biện pháp an toàn về điện, nhắc nhở học sinh thường xuyên trong khi học tập.