Thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

Lao động ASEAN có thể tự do di chuyển giữa các nước trong khối. Tuy nhiên, chính sách tưởng như tích cực này khó mang lại lợi ích nếu thiếu nhận thức của người lao động và chiến lược của đất nước

Một trong những thỏa thuận đáng chú ý và có tác động trực tiếp nhất khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 vừa qua là việc các lao động trẻ, có trình độ thuộc 8 nhóm lĩnh vực nghề nghiệp, bao gồm: bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch, sẽ được tự do di chuyển giữa các quốc gia.

Thỏa thuận này sẽ giúp lao động các nước trong khu vực nói chung và lao động Việt Nam nói riêng có cơ hội lớn hơn trong việc tìm kiếm các công việc trong khu vực và ngược lại. Tuy nhiên, khi bước vào một môi trường cạnh tranh sòng phẳng với lao động chất lượng cao ở một số nước trong khu vực, nhiều lao động trẻ Việt Nam lại tỏ ra khá băn khoăn về tác động của thỏa thuận này đối với bản thân, thậm chí không ít người còn khá mù mờ về thông tin này.

Thống kê năm 2013 cho thấy, tổng số di chuyển lao động trong nội bộ các nước ASEAN là 6,5 triệu người, trong đó, tỷ lệ lao động từ các nước ASEAN chỉ chiếm 34,6%. ASEAN có ba quốc gia là điểm đến chính của lao động nhập cư đó là Malaysia, Singapore và Thái Lan (chiếm gần 90%).

Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia về kỹ thuật và trình độ dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng nguồn nhân lực tương đối đáng kể giữa các nước ASEAN. Trong đó, người lao động Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar bị đánh giá ở mức thấp hơn so với các nước khác, mức độ cạnh tranh, sức bền và kỷ luật trong công việc… cũng chưa được đánh giá cao. Chất lượng lao động là yếu tố quyết định năng suất lao động, từ đó tác động tới việc cải thiện mức thu nhập bình quân ở mỗi quốc gia.

Theo giới chuyên gia, cơ hội của Việt Nam trong Thỏa thuận lưu chuyển lao động AEC được cho là sẽ đến nhiều từ ngành công nghệ thông tin (IT). IT Việt Nam hiện đang phát triển tương đối tốt so với các nước trong khu vực. Do đó, lao động khi lưu chuyển được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao. Trong khi, lao động nước ngoài khó cạnh tranh trong lĩnh vực này ở thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, một số nước như Singapore hay Malaysia đang thiếu lao động kỹ thuật do phát triển lệch hướng sang tài chính ngân hàng và marketing. Đây là một cơ hội tốt để lao động Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu thị trường ASEAN.

Hình ảnh: Sinh viên trường đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic tin học quốc gia

Từ năm 2001 cho đến nay, Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM (ITC) là nơi tin cậy của hàng ngàn lượt sinh viên đã theo học các chuyên ngành về Công nghệ Thông tin, Hệ thống Thông tin, Truyền thông và Mạng máy tính. Năm 2017, nhà trường tiếp tục dành hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh cho nhóm ngành Công nghệ.

- Website: tuyensinh.itc.edu.vn

- Facebook: www.facebook.com/itc.edu.vn

- Email: tuyensinh@itc.edu.vn 

- Hotline: 093 886 1080

Tags:

Tin liên quan

Đăng Ký Trực Tuyến